Page header image

Trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên

(Depression in Children and Teens)

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là trạng thái khi trẻ em và thanh thiếu niên cảm thấy buồn chán, tuyệt vọng và thờ ơ trong cuộc sống hàng ngày. Trầm cảm có thể khiến họ không muốn tham gia các hoạt động hàng ngày.

Trầm cảm ở trẻ em có thể là vấn đề chỉ xảy ra một lần hoặc có thể tiếp tục. Nhiều trẻ em gặp vấn đề trong hàng tuần hoặc hàng tháng. Nếu không được điều trị, trầm cảm có thể tái diễn và trầm trọng hơn.

Trẻ em bị trầm cảm có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn khi đến tuổi thanh thiếu niên và người lớn về sau.

Nguyên nhân là gì?

Nguyên nhân chính xác của trầm cảm không được xác định.

  • Não được hình thành bởi các tế bào gọi là nơ ron và các hóa chất được gọi là các chất dẫn truyền thần kinh. Các hóa chất này ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm xúc và hành vi của bạn. Các tế bào não cần sự cân bằng thích hợp của những hóa chất này để hoạt động bình thường. Trẻ em bị trầm cảm thường sử dụng quá ít hoặc quá nhiều một số trong những hóa chất này trong não.
  • Trầm cảm có xu hướng di truyền trong gia đình. Người ta chưa xác định được liệu có phải do gien di truyền từ bố mẹ sang con hay không. Cũng có thể do bố mẹ có quan điểm tiêu cực và con cái học được hành vi này từ cha mẹ.
  • Có thể xuất phát bởi những sự kiện căng thẳng như các vấn đề ở trường học, bị bắt nạt, mất bạn bè, cha mẹ ly hôn hoặc do vật nuôi hoặc thành viên gia đình mất. Trẻ em không có khả năng học tập nghiêm trọng, tật nguyền cơ thể hoặc các vấn đề sức khỏe thường bị trầm cảm. Tuy nhiên, trầm cảm có thể bắt đầu mà không có nguyên nhân cụ thể.

Trầm cảm nghiêm trọng hơn khi nó bắt đầu trước khi bé được 10 hoặc 11 tuổi và không phải là kết quả của một sự kiện cụ thể. Khi còn nhỏ, cả bé trai và bé gái đều có nguy cơ như nhau. Ở độ tuổi thanh thiếu niên, các cô bé có nguy cơ phát triển trầm cảm gấp đôi so với các cậu bé.

Triệu chứng của bệnh là gì?

Ở một vài khía cạnh, trầm cảm khác nhau ở trẻ em và thanh thiếu niên so với người lớn. Người lớn thường mô tả cảm xúc buồn chán và tuyệt vọng cùng với mệt mỏi. Trẻ em bị trầm cảm thường dễ cáu giận và buồn rầu. Chúng rất ngang ngạnh. Tâm trạng của chúng có thể thay đổi từ buồn chán đến cáu giận hoặc tức giận đột ngột. Một số trẻ em và thanh thiếu niên không biết rằng họ bị trầm cảm. Thay vì việc nói về cảm giác buồn chán của chúng thì chúng có thể hành động ngay. Bạn có thể thấy hành động này như hành vi sai trái hoặc không vâng lời.

Một trẻ bị trầm cảm có thể:

  • Thường dễ cáu giận, mất bình tĩnh, thường la hét, kêu ca hoặc hành động liều lĩnh
  • Phá phách mọi thứ như đồ dùng trong gia đình hoặc đồ chơi
  • Nói những điều như "Con ghét bản thân mình" hoặc "Con thật ngu ngốc"
  • Không quan tâm đến những điều mà nó thường thích và thường muốn ở một mình.
  • Quên mọi điều và gặp vấn đề về tập trung
  • Ngủ nhiều hơn, khó ngủ vào ban đêm hoặc thức giấc vào ban đêm và không thể ngủ lại
  • Mất cảm giác thèm ăn, trở nên khảnh ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường
  • Cực kỳ nhạy cảm khi bị từ chối hoặc thất bại
  • Cảm thấy có lỗi vô cơ hoặc tin rằng nó vô dụng. Con bạn có thể tự làm mình đau, như cắn, đấm đá hoặc cắt mình
  • Nói về cái chết và tự tử như "Ước gì con chết đi"

Thanh thiếu niên phải trải qua tuổi dậy thì, trưởng thành và phát triển bản thân. Trong tất cả những rắc rối, thường dễ mất các dấu hiệu của sự trầm cảm thanh thiếu niên. Thanh thiếu niên bị trầm cảm cũng có thể có các triệu chứng như thường cáu giận, gặp vấn đề ở trường học, vi phạm nội quy và xa lánh bạn bè và gia đình.

Bệnh được chẩn đoán như thế nào?

Nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn hoặc nhà trị liệu sức khỏe tâm thần sẽ hỏi về các triệu chứng của trẻ, tiền sử gia đình và sức khỏe và bất kỳ loại thuốc nào mà bé đang dùng. Họ sẽ đảm bảo rằng con bạn không mắc bệnh lý nào hoặc vấn đề về ma túy hoặc rượu có thể gây ra các triệu chứng.

Nhiều triệu chứng trầm cảm cũng là triệu chứng của các rối loạn khác. Đôi khi, rất khó để phân biệt trầm cảm với các vấn đề khác như rối loạn lưỡng cực, lo lắng và rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Nhà trị liệu sức khỏe tâm thần chuyên làm việc với trẻ em và thanh thiếu niên có đủ trình độ để chẩn đoán trầm cảm.

Bệnh được điều trị như thế nào?

Cả thuốc và liệu pháp trò chuyện đều hữu ích để điều trị trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu bất kỳ ai làm tổn thương con bạn về sức khỏe hoặc tình dục hoặc nếu con của bạn bị đe dọa, quấy rầy hoặc bắt nạt, người cố vấn có thể hành động để giúp con bạn an toàn.

Liệu pháp hành vi về nhận thức (CBT) giúp trẻ em học hỏi về trầm cảm, cùng với các kỹ năng dạy để quản lý các triệu chứng sức khỏe của chúng, suy nghĩ tiêu cực và hành vi có vấn đề.

Liệu pháp gia đình thường rất hữu ích. Liệu pháp gia đình coi gia đình là một tổng thể chứ không chỉ tập trung vào trẻ em. Trẻ em thường cảm thấy được hỗ trợ khi cha mẹ và anh chị em ruột tham dự liệu pháp cùng họ và làm việc như một nhóm.

Một số loại thuốc có thể giúp điều trị trầm cảm. Nhà cung cấp dịch vụ y tế của con bạn sẽ làm việc với bạn để chọn loại thuộc phù hợp nhất cho con của bạn. Con của bạn có thể cần nhiều loại thuốc. Nếu các triệu chứng lo lắng vẫn tiếp diễn thì có thể cần thêm thuốc điều trị lo lắng. Nếu con của bạn cũng mắc ADHD, có thể con bạn sẽ được kê đơn thuốc điều trị ADHD.

Mặc dù hiếm nhưng thuốc chống suy nhược có thể khiến con của bạn hoặc thanh thiếu niên vui buồn thất thường (cảm thấy tràn đầy nghị lực và rất năng động), tuyệt vọng hơn hoặc thậm chí là tự tử. Điều quan trọng là theo dõi các triệu chứng mới hoặc xấu hơn, đặc biệt khi con bạn lần đầu sử dụng thuốc. Trò chuyện với nhà cung cấp dịch vụ y tế của con bạn về các rủi ro và lợi ích của những loại thuốc này. Trong hầu hết các trường hợp, đều có nhiều lợi ích hơn rủi ro.

Tôi có thể làm gì để giúp con của bạn?

  • Hỗ trợ con bạn. Khuyến khích con nói về những điều mà chúng muốn nói. Là một người biết lắng nghe. Điều này giúp trẻ em bắt đầu nhận ra rằng cảm xúc và suy nghĩ của chúng thực sự quan trọng, rằng bạn thực sự quan tâm đến chúng và rằng bạn không bao giờ ngừng quan tâm ngay cả khi chúng tuyệt vọng. Nếu con bạn chốt cửa lại, hãy đừng bỏ đi. Để con bạn biết rằng bạn vẫn ở đó bất cứ khi nào chúng cần bạn. Nhắc lại cho con bạn về điều này nhiều lần. Chúng có thể cần nghe điều này nhiều vì chúng cảm thấy tình yêu và sự quan tâm không có giá trị.

    Liên hệ với giáo viên, người trông trẻ và những người khác quan tâm đến con bạn để chia sẻ thông tin về các triệu chứng mà con bạn có thể có.

  • Hãy luôn kiên định. Hiểu rằng bạn không phải chịu trách nhiệm về hiện tượng trầm cảm của con bạn mặc dù một số vấn đề như di hôn có thể là nguyên nhân. Hãy luôn kiên định và nhất quán với các quy tắc và hậu quả. Con bạn cần biết rằng các quy tắc vẫn áp dụng với chúng. Điều này không giúp dạy trẻ rằng chúng có thể tránh hậu quả nếu chúng bị trầm cảm.
  • Giúp con của bạn học cách kiểm soát căng thẳng. Dạy trẻ em và thanh thiếu niên luyện tập thở sâu hoặc các kỹ thuật giải trí khi cảm thấy căng thẳng. Giúp con bạn tìm cách giải trí, ví dụ, thực hiện sở thích, nghe nhạc, xem phim hoặc đi bộ.
  • Chăm sóc sức khỏe thể chất của con bạn. Đảm bảo con bạn có chế độ ăn lành mạnh, ngủ đủ và tập thể dục hàng ngày. Dạy trẻ em và trẻ vị thành niên tránh xa rượu, caffein, nicotin và ma túy.
  • Kiểm tra các loại thuốc của con bạn. Nói cho tất cả nhà cung cấp dịch vụ y tế, người điều trị con bạn về tất cả thuốc mà con bạn dùng, để đảm bảo không có tương tác thuốc với các thuốc chống suy nhược. Đảm bảo con bạn uống thuốc hàng ngày ngay cả khi đã cảm thấy khỏe. Ngừng uống thuốc khi con bạn cảm thấy khỏe hơn có thể khiến hiện tượng tái diễn.
  • Liên hệ nhà cung cấp dịch vụ y tế hoặc chuyên gia trị liệu của bạn nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hay triệu chứng của con bạn trở nên trầm trọng hơn.

Hỏi con bạn hoặc thanh thiếu niên xem liệu chúng có cảm thấy muốn tự tử hoặc tự làm mình đau không. Yêu cầu chăm sóc khẩn cấp nếu con bạn hoặc thanh thiếu niên có ý nghĩ về tự tử hoặc làm hại người khác hoặc tự làm mình đau.

Để biết thêm thông tin, liên hệ:

Written by Gayle Zieman, PhD, for RelayHealth.
Pediatric Advisor 2012.2 xuất bản bởi RelayHealth.
Sửa đổi lần cuối: 2012-04-04
Xét duyệt lần cuối: 2011-06-28
Nội dung này được xét duyệt định kỳ và có thể thay đổi khi có thông tin y tế mới. Thông tin nhằm mục đích cung cấp tin tức và giáo dục và không thay thế cho các đánh giá, tư vấn, chẩn đoán hay điều trị y tế từ một chuyên gia y tế.
© 2012 RelayHealth and/or its affiliates. All rights reserved.
Page footer image