Page header image

Trẻ thừa cân và béo phì

(Overweight and Obese Children)

Béo phì là gì?

Béo phì là có quá nhiều mỡ trong cơ thể. Trẻ em bị béo phì có trọng lượng cao hơn mức khỏe mạnh đối với hình thể của chúng. Béo phì làm tăng nguy cơ trẻ có sức khỏe kém và mắc bệnh nặng, bao gồm:

  • Tiểu đường
  • Cholesterol cao
  • Huyết áp cao
  • Bệnh túi mật
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Bệnh suyễn

Bị thừa cân cũng có thể làm cho con bạn ngượng ngập về vẻ ngoài của mình hoặc hay bị trêu chọc hoặc bắt nạt. Trẻ thừa cân tăng nguy cơ trầm cảm và lạm dụng thuốc . Đôi khi áp lực phải giảm cân từ phụ huynh và những người khác làm cho trẻ phản ứng quá mạnh mẽ. Chúng có thể suy nghĩ quá nhiều về cân nặng và gây ra giai đoạn rối loạn ăn uống.

Một vấn đề khác là trẻ thừa cân thường trở thành người trưởng thành thừa cân.

Nguyên nhân là gì?

Có một số nguyên nhân dẫn đến béo phì.

  • Ăn nhiều thực phẩm hơn mức cơ thể sử dụng. Con bạn nhận năng lượng (calo) từ thức ăn mà con bạn ăn vào. Ăn nhiều calo hơn mức cơ thể sử dụng có nghĩa là năng lượng thừa được dự trữ dưới dạng chất béo.
  • Không tập thể dục đầy đủ. Xem tivi, làm việc hoặc chơi trên máy tính hàng giờ mỗi ngày và không tập thể dục thường xuyên đều góp phần làm tăng cân. Trẻ béo phì có thể đốt cháy calo chậm hơn trẻ không béo phì vì khó hoạt động thể chất hơn.
  • Sự trao đổi chất. Trẻ béo phì có thể sử dụng ít năng lượng hơn khi chúng nghỉ ngơi hơn những người không béo phì.
  • Tiền sử gia đình. Gen di truyền có thể ảnh hưởng đến cân nặng của con bạn. Con của những người béo phì có nguy cơ bị béo phì cao hơn 10 lần so với những đứa trẻ có bố mẹ không bị béo phì. Thói quen ăn uống không lành mạnh trong gia đình cũng có thể là nguyên nhân khiến một vài thành viên trong gia đình bị béo phì.
  • Tâm trạng. Trầm cảm, cáu giận, lo âu và căng thẳng là các vấn đề tình cảm có thể dẫn đến ăn nhiều hơn và tập thể dục ít hơn. Ngược lại, tăng cân cũng có thể gây ra những vấn đề về cảm xúc.
  • Mất cân bằng hormone. Suy tuyến giáp có thể dẫn đến tăng cân và khó giảm cân.
  • Thuốc. Một số loại thuốc, như thuốc tránh thai hoặc thuốc điều trị trầm cảm có thể làm tăng cân.

Triệu chứng của bệnh là gì?

Tăng cân quá nhiều là dấu hiệu đầu tiên cho thấy con bạn có thể có nguy cơ béo phì. Bạn có thể nhận thấy quần áo của con bạn ngày càng chật. Khi con bạn tăng cân, nó có thể có các triệu chứng do béo phì gây ra. Các triệu chứng này bao gồm:

  • Thở dốc khi hoạt động
  • Khó ngủ, bao gồm ngừng thở khi ngủ. Nếu con bạn bị ngừng thở khi ngủ, con bạn có thể ngừng thở trong một thời gian ngắn trong khi ngủ. Những vấn đề này có thể làm con bạn mệt mỏi trong ngày.
  • Đau khớp và cơ, đặc biệt là lưng, đầu gối và mắt cá chân
  • Phát ban ở những nơi da cọ xát vào nhau và giữ hơi ẩm
  • Chu kỳ kinh nguyệt thất thường ở bé gái

Béo phì làm tăng nguy cơ con bạn sẽ có các vấn đề về sức khỏe khi trưởng thành, như bệnh túi mật, bệnh tim hoặc gan.

Bệnh được chẩn đoán như thế nào?

Nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ hỏi về các triệu chứng của con bạn và khám cho con bạn. Họ sẽ hỏi về tiền sử y tế, thói quen ăn uống và thói quen tập thể dục của con bạn. Con bạn có thể được xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề về hormone.

Nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ kiểm tra chiều cao và cân nặng của con bạn so với biểu đồ tăng trưởng chuẩn. Chỉ số khối cơ thể, hay BMI, đối với trẻ được sử dụng cho độ tuổi từ 2 đến 20. Những biểu đồ tăng trưởng này, một cho bé trai và một cho bé gái, giúp kiểm tra cân nặng trong những năm phát triển. BMI hầu hết đều cho biết chính xác con bạn bị thiếu cân, bình thường hay thừa cân. BMI của con bạn được so sánh với BMI của hàng ngàn trẻ em ở cùng độ tuổi. So sánh này sẽ cho thấy con bạn nằm trong góc phần tư BMI nào. Thừa cân là lớn hơn 85% BMI đối với tuổi của con bạn. Béo phì thường được định nghĩa là lớn hơn 95% BMI đối với tuổi của con bạn.

Nhà cung cấp dịch vụ y tế có thể cho bạn biết liệu con bạn có tăng nguy cơ có các vấn đề về sức khỏe do cân nặng hay không. Nhà cung cấp cũng có thể giúp tìm ra chương trình giảm cân hiệu quả cho con bạn.

Bệnh được điều trị như thế nào?

Điều trị béo phì bao gồm việc thay đổi lối sống. Các chuyên gia dinh dưỡng và nhà cung cấp dịch vụ y tế có thể giúp bạn xây dựng một chương trình giảm cân an toàn, lành mạnh, hiệu quả cho con bạn.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Nói chung, kế hoạch ăn uống lành mạnh để giảm cân là kế hoạch trong đó:

  • Bao gồm nhiều hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và đậu.
  • Bao gồm các sản phẩm từ sữa không có chất béo hoặc ít chất béo.
  • Bao gồm thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng hoặc lòng trắng trứng, quả hạch, các loại hạt và thực phẩm từ đậu nành.
  • Có hàm lượng chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa (trans fat), cholesterol, muối và đường bổ sung thấp.

Tập thể dục

Tập thể dục là một phần rất quan trọng để có được chương trình giảm cân thành công. Hầu hết mọi hoạt động cần đến sức lực từ nhẹ đến trung bình đều tốt. Con bạn có thể chọn đi bộ, chạy bộ, bơi, đạp xe hoặc thể dục nhịp điệu. Đi dạo là một cách tốt cho hầu hết mọi người để tăng thêm vận động. Sử dụng máy đếm bước chân có thể mang lại niềm vui và động lực. Máy đếm bước chân là thiết bị đeo vào quần áo và theo dõi số lượng bước chân con bạn đi trong một ngày.

Tập sức bền sẽ làm cho các cơ của con bạn khỏe hơn và có thể làm việc lâu hơn mà không mệt mỏi. Tập sức bền, hay tập tạ, có nghĩa là tập thể dục để tạo sức mạnh cho cơ bắp. Để tăng cơ bắp, con bạn có thể nâng trọng lượng tự do, sử dụng máy tập trọng lượng, sử dụng dây kéo hoặc sử dụng trọng lượng cơ thể, như thực hiện chống đẩy, căng dây hoặc động tác nằm và ngồi dậy. Hỏi ý kiến nhà cung cấp dịch vụ y tế của con bạn trước khi con bạn bắt đầu chương trình tập sức bền.

Hỏi nhà cung cấp dịch vụ y tế loại hình và mức độ tập thể dục như thế nào có thể phù hợp cho con bạn.

Tâm trạng

Một số trẻ ăn như là cách để đương đầu với các vấn đề tình cảm. Nếu con bạn gặp vấn đề về căng thẳng, trầm cảm hoặc lo âu, nhà cung cấp dịch vụ y tế có thể giới thiệu con bạn tới chuyên gia trị liệu. Con bạn cần học cách xử lý các vấn đề tình cảm cùng với chương trình giảm cân sau đó.

Thuốc

Nếu mất cân bằng hormone góp phần làm thừa cân, nhà cung cấp dịch vụ có thể kê đơn thuốc để điều trị mất cân bằng.

Nhiều người đã khẳng định rằng một số sản phẩm thảo dược và sản phẩm ăn kiêng nhất định giúp giảm cân. Nhiều khẳng định trong số này không đúng. Một số thuốc bổ sung có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng. Trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ y tế trước khi cho con bạn sử dụng chúng.

Tôi có thể làm gì để giúp con mình?

Cha mẹ thường không nghĩ rằng con họ thừa cân. Ngay cả khi họ biết rằng con họ nặng cân hơn những đứa trẻ khác, cha mẹ có thể nghĩ rằng đứa trẻ đơn giản là lớn vượt hơn. Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ bị thừa cân, thường là do thói quen ăn uống và tập thể dục không lành mạnh. Những thói quen này không dễ thay đổi nếu cha mẹ không hành động.

Thực hiện những thay đổi lối sống lành mạnh trong cả gia đình sẽ giúp ích cho mọi người. Thực hiện một hai thay đổi một lúc và để trẻ điều chỉnh. Thực hiện những thay đổi lớn trong chế độ ăn uống hoặc lối sống không phải đơn giản. Đôi khi, chỉ cần loại bỏ đồ uống có đường và bắt đầu một chương trình thể dục là đủ để giúp con bạn giảm cân.

Một số mẹo để giúp con bạn:

  • Sử dụng kiểu ăn uống Chọn món ăn của tôi để giúp kiểm soát khẩu phần ăn. Xem http://www.choosemyplate.gov/ để biết chi tiết.
  • Đảm bảo con bạn ăn sáng điều độ mỗi ngày. Bỏ bữa sáng có thể làm con bạn bị đói, mệt mỏi và sau đó tìm kiếm những đồ ăn kém bổ dưỡng hơn trong ngày.
  • Để con bạn giúp lập kế hoạch bữa ăn và mua sắm tại cửa hàng tạp hóa. Chỉ cho con bạn biết cách đọc nhãn dinh dưỡng. Việc này giúp chúng tìm hiểu và tự đưa ra quyết định nên thử những loại đồ ăn mới nào. Mua và ăn nhiều hoa quả và rau và ít đồ uống nhẹ và đồ ăn vặt.
  • Uống nước và sữa không béo thay vì đồ uống có đường. Đồ uống có đường có thể có thể thêm vào trên 500 calo thừa mỗi ngày.
  • Luôn có sẵn đồ ăn vặt lành mạnh. Đồ ăn vặt như khoai tây chiên, bánh quy và kẹo thường giàu chất béo và calo.
  • Không dùng đồ ăn làm phần thưởng hoặc giữ lại đồ ăn để phạt.
  • Trẻ em không nên có chế độ ăn uống nghiêm ngặt trừ khi dưới sự chăm sóc của nhà cung cấp dịch vụ y tế hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Chế độ ăn uống quá nghiêm ngặt có thể gây cản trở sự phát triển bình thường.
  • Lập kế hoạch các hoạt động cùng con bạn bao gồm tập thể dục, như trượt băng, đi xe đạp, chạy hoặc đi bộ. Giao cho con những việc vặt cần hoạt động như giặt quần áo, hút bụi hoặc lau cửa sổ.
  • Trẻ khó hoạt động khi ngồi trước màn hình (TV, máy tính, DVD, trò chơi video). Duy trì thời gian ngồi trước màn hình từ 2 tiếng trở xuống mỗi ngày (không bao gồm thời gian con bạn cần làm để chuẩn bị bài).
  • Hầu hết trẻ em đều thích học trên máy tính. Mặc dù thời gian ngồi trước máy tính quá nhiều sẽ không tốt, có những trang web và chương trình thân thiện với trẻ tạo ra những ý tưởng vui nhộn làm trẻ vận động và ăn uống lành mạnh hơn.
  • Hỗ trợ và khuyến khích con bạn. Trẻ biết khi nào chúng bị thừa cân và không muốn bị cằn nhằn về chuyện đó. Điều quan trọng là con bạn biết rằng bạn yêu và chấp nhận con dù cân nặng thế nào. Tìm các chương trình hỗ trợ giảm cân trong cộng đồng. Sự hỗ trợ từ những trẻ khác có thể giúp con bạn có động lực.
  • BAM! Cơ thể và đầu óc www.bam.gov cung cấp cho trẻ từ 9 đến 13 tuổi thông tin cần thiết để đưa ra lựa chọn lối sống lành mạnh.
  • Thực hiện đầy đủ các cuộc hẹn với nhà cung cấp dịch vụ y tế, chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia trị liệu của con bạn. Họ có thể hướng dẫn bạn và giúp con bạn có động lực.
Written by Terri Murphy, RD, CDE for RelayHealth.
Pediatric Advisor 2012.2 xuất bản bởi RelayHealth.
Sửa đổi lần cuối: 2012-04-04
Xét duyệt lần cuối: 2011-07-05
Nội dung này được xét duyệt định kỳ và có thể thay đổi khi có thông tin y tế mới. Thông tin nhằm mục đích cung cấp tin tức và giáo dục và không thay thế cho các đánh giá, tư vấn, chẩn đoán hay điều trị y tế từ một chuyên gia y tế.
© 2012 RelayHealth and/or its affiliates. All rights reserved.
Page footer image